Đang online: 15  |   Hôm qua: 1844  |   Lượt truy cập: 1734190
vi  en
Trang chủ > Chia sẻ > Danh Mục Công Việc Nặng Nhọc Độc Hại Theo Từng Ngành Nghề
 028. 3505 4224
Danh Mục Công Việc Nặng Nhọc Độc Hại Theo Từng Ngành Nghề

Danh mục nghề, công việc nặng nhọc đôc hại đối với ngành Khí tượng thủy văn

Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH do Bộ LĐTBXH ban hành quy định về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong đó có ngành Khí tượng Thủy Văn

TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc

 

Điều kiện lao động loại VI

1

Quan trắc các yếu tố khí tượng hải văn ở quần đảo Trường Sa và Khu vực DK I.

Làm việc ngoài trời, ngày đêm liên tục, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió.

 

Điều kiện lao động loại V

1

Quan trắc các yếu tố khí tượng hải văn ở các đảo còn lại.

Làm việc ngoài trời, ngày đêm liên tục, nguy hiểm.

 

Điều kiện lao động loại IV

1

Lựa chọn, phân loại, bảo quản, tu sửa, phục chế tài liệu ở kho lưu trữ trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn.

Thường xuyên tiếp xúc với khí CO, formôn.

2

Khảo sát khí tượng thủy văn ở miền núi và hải đảo.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên lưu động ở các tỉnh miền núi và hải đảo.

3

Hướng dẫn và kiểm tra kỹ thuật quan trắc, đo đạc khí tượng thủy văn tại các trạm, các điểm đo ở miền núi, hải đảo.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên đi lưu động đến các trạm trong rừng, ngoài đảo.

4

Quan trắc lưu lượng nước và các yếu tố thủy văn ở các trạm thủy văn miền núi.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

5

Quan trắc các yếu tố khí tượng cao không trong buồng radar: Meteosit 2, tổ hợp AKB, radar thời tiết.

Làm việc trong phòng kín, thiếu ánh sáng, chịu tác động thường xuyên của tia X, sóng siêu cao tần và ồn.

6

Hoá nghiệm phân tích đất, nước, không khí và vi sinh.

Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc.

a

 

Hệ thống đang xử lý. Vui lòng đợi!