Đang online: 19  |   Hôm qua: 1846  |   Lượt truy cập: 1736116
vi  en
Trang chủ > Chia sẻ > Danh Mục Công Việc Nặng Nhọc Độc Hại Theo Từng Ngành Nghề
 028. 3505 4224
Danh Mục Công Việc Nặng Nhọc Độc Hại Theo Từng Ngành Nghề

Danh mục nghề, công việc nặng nhọc đôc hại đối với ngành Khoa học công nghệ

Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH do Bộ LĐTBXH ban hành quy định về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong đó có ngành Khoa học công nghệ

TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc

 

Điều kiện lao động loại VI

1

Lặn sưu tầm mẫu vật biển và nghiên cứu hệ sinh thái ngầm.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, làm việc trong điều kiện sóng lớn, tư thế lao động gò bó.

2

Đo liều phóng xạ, kiểm xa môi trường; vận hành, bảo dưỡng máy phát Notro NA-3C máy gia tốc Microtron M-17

Tiếp xúc thường xuyên với các nguồn phóng xạ liều cao.

3

Vận hành và bảo dưỡng lò phản ứng hạt nhân (lò năng lượng, lò nghiên cứu).

Thường xuyên tiếp xúc với nguồn phóng xạ.

4

Thực hiện công việc bảo đảm an toàn tại lò phản ứng hạt nhân.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ.

 

Điều kiện lao động loại V

1

Gia công, chế tạo, đo đạc, phân tích mẫu phóng xạ.

Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ liều cao.

2

Nghiên cứu và sử dụng các nguồn phóng xạ trong các phòng thí nghiệm.

Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ cao.

3

Thủ kho, bảo quản các nguồn mẫu phóng xạ.

Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ liều cao.

4

Nghiên cứu công nghệ chế tạo các vật liệu vô cơ và các chất xúc tác.

Tiếp xúc với các hóa chất độc hại: H2SO4, HNO3, xilen...

5

Phân tích thành phần hoá học và xác định cấu trúc mẫu xạ hiếm.

Chịu ảnh hưởng của các chất phóng xạ và các hóa chất độc như:Hg, H2SO4, HF, benzen...

6

Tổng hợp và phân tích các chất hữu cơ.

Tiếp xúc với các hóa chất và dung môi hữu cơ nồng độ cao như: benzene, toluene, clo, methanol…

7

Xử lý và làm tiêu bản thực vật.

Tiếp xúc với các hóa chất, dung môi hữu cơ độc hại như: HgCl, alocol, asen, foomaldehyt.

8

Sinh học phân tử và công nghệ gen.

Tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: KCl, clorofooc,tretrodoxin và các chất gây đột biến gen.

9

Công nghệ vi sinh vật

Tiếp xúc với các hóa chất độc hại: HgCl2, clorofooc, axeton..., các chất gây đột biến gen và vi sinh vật gây bệnh.

10

Công nghệ tế bào động, thực vật.

Tiếp xúc hóa chất, dung môi hữu cơ độc hại: benzen, tuluen, clorofooc, axeton và các chất đồng vị phóng xạ.

11

Gia công, chế tạo, đo đạc, phân tích mẫu phóng xạ.

Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ liều cao.

12

Nghiên cứu và sử dụng các nguồn phóng xạ trong các phòng thí nghiệm.

Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ cao.

13

Thử nghiệm vật lý hạt nhân; thử nghiệm hóa phóng xạ.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ, hóa chất độc hại.

14

Nhân viên bức xạ.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ, hóa chất độc hại.

15

Thực nghiệm công nghệ tuyển, xử lý quặng phóng xạ và đất hiếm.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ (U, Th, Ra, Rn…), bụi quặng phóng xạ, ồn và các chất độc hại.

16

Thực nghiệm công nghệ chế tạo vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ (U, Th, Ra, Rn…) có cường độ cao, ồn, khí dễ cháy nổ, và các loại hóa chất độc hại.

17

Thực nghiệm xử lý, lưu giữ, quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ (U, Th, Ra, Rn…), bụi quặng phóng xạ, ồn, khí dễ cháy nổ, và các chất độc hại.

18

Trực tiếp vận hành, bảo dưỡng thiết bị bức xạ, thực nghiệm vật lý hạt nhân; thực nghiệm hóa học phóng xạ.

Thường xuyên tiếp xúc với nguồn phóng xạ.

19

Khai thác sử dụng các kênh neutron của lò phản ứng hạt nhân.

Khu vực làm việc chật hẹp, làm việc liên tục trong môi trường phóng xạ hỗn hợp neutron và gamma.

20

Sản xuất đồng vị phóng xạ và điều chế dược chất phóng xạ.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ.

21

Phân tích mẫu bằng kỹ thuật hạt nhân, chuẩn liều và hoạt độ phóng xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với phóng xạ.

22

Phân tích mẫu quặng và nguyên tố phóng xạ bằng các phương pháp vật lý, hóa học.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ (U, Th, Ra, Rn…), bụi quặng phóng xạ, ồn, khí dễ cháy nổ, và các chất độc hại.

23

Tháo dỡ các cơ sở hạt nhân, thiết bị hạt nhân, quản lý công tác tẩy xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ và các vật liệu nhiễm bẩn phóng xạ.

24

Đo đạc, đánh giá an toàn bức xạ cho các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân, cơ sở khai thác chế biến quặng phóng xạ.

Thường xuyên tiếp xúc với bức xạ ion hóa.

25

Kiểm tra, kiểm định, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa.

26

Đóng gói, lưu giữ, vận chuyển các chất phóng xạ và dược chất phóng xạ.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ, bụi chứa phóng xạ và các rủi ro khi vận chuyển.

27

Sử dụng các nguồn hoặc thiết bị bức xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 10.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ.

28

Thực hiện công việc đảm bảo an toàn bức xạ tại các cơ sở có dụng các nguồn hoặc thiết bị bức xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 10.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ.

29

Tìm kiếm, định vị, ứng phó sự cố, tẩy xạ các nguồn phóng xạ ngoài môi trường.

Công việc nặng nhọc, làm việc chủ yếu trong môi trường phóng xạ ngoài trời.

30

Thu hồi nguồn phóng xạ, áp tải vận chuyển nguồn phóng xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với nguồn phóng xạ, vật liệu phóng xạ, vật liệu hạt nhân với liều bức xạ gây nguy hiểm.

31

Tháo dỡ các cơ sở hạt nhân, thiết bị hạt nhân, quản lý công tác tẩy xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ và các vật liệu nhiễm bẩn phóng xạ.

32

Đo đạc, đánh giá an toàn bức xạ cho các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân, cơ sở khai thác chế biến quặng phóng xạ.

Thường xuyên tiếp xúc với bức xạ ion hóa.

33

Kiểm tra, kiểm định, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa.

34

Thực nghiệm công nghệ tuyển, xử lý quặng phóng xạ và đất hiếm.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ (U, Th, Ra, Rn…), bụi quặng phóng xạ, ồn và các chất độc hại.

 

Điều kiện lao động loại IV

1

Nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu tạo nguồn năng lượng và xử lý môi trường.

Tiếp xúc các hóa chất độc hại: bột chì, H2SO4, SO3...

2

Nghiên cứu công nghệ sản xuất vật liệu compozit, sơn, nhựa, cao su.

Tiếp xúc với các hóa chất, dung môi độc hại: phenol, butanol, toluen, và các axít.

3

Chiết tách các hợp chất có hoạt tính sinh học từ động, thực vật thử hoạt tính sinh học.

Tiếp xúc với các hóa chất, dung môi hữu cơ độc hại: benzen, toluen, methanol.

4

Phân tích tuổi tuyệt đối của các mẫu quặng.

Tiếp xúc với hóa chất, dung môi hữu cơ độc hại: HF, HCl, HNO3, benzen.

5

Quan trắc bức xạ điện từ trường trái đất dùng nguồn phóng xạ.

Điều kiện làm việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng của tia phóng xạ.

6

Xử lý và làm tiêu bản động vật (thuộc da, nhồi mẫu động vật...).

Tiếp xúc với các hóa chất độc hại: foocmaldehyt, Cr2O3 và các hợp chất chứa asen.

7

Sinh hóa và công nghệ enzim.

Tiếp xúc với các hóa chất và dung môi hữu cơ độc hại: HgCl2, clorofooc, toluen và CO2 vượt tiêu chuẩn cho phép

8

Làm tiêu bản hiển vi động vật không xương sống, côn trùng, ký sinh trùng.

Tiếp xúc các hóa chất, các loại alcol, các axít vô cơ, hữu cơ, phenol vượt tiêu chuẩn cho phép.

9

Thử nghiệm rung, sức bền va đập của vật liệu xây dựng và công trình xây dựng, giao thông.

Thường xuyên tiếp xúc với bụi có hàm lượng SiO2 rất cao, tiếng ồn, rung, chấn động mạnh và liên tục.

10

Thử nghiệm cấp bảo vệ chống xâm nhập bụi của các thiết bị điện.

Tiếp xúc với điện từ trường, bụi khí và tiếng ồn cao.

11

Kiểm định, hiệu chuẩn các bộ chuyển đổi nhiệt độ, dụng cụ đo áp suất tại các bồn bể, xi téc chứa xăng dầu và trên xà lan.

Làm việc ngoài trời, tư thế lao động gò bó; thường xuyên tiếp xúc với xăng dầu, dễ cháy nổ.

12

Thử nghiệm sức bền, lão hoá, độ cháy của vật liệu điện.

Làm việc trong môi trường kín; tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao, bụi cháy, hơi khí độc của nhựa và dung môi bị cháy.

13

Thử nghiệm phóng điện bề mặt.

Công việc nguy hiểm, độc hại, tiếp xúc với điện áp cao và bụi khí do nhựa, cao su, dung môi bị cháy.

14

Lấy mẫu hóa chất, dung môi, xăng dầu để kiểm tra, thử nghiệm

Làm việc ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc; có thể nguy hiểm khi lấy mẫu tại hiện trường.

15

Lấy mẫu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để kiểm tra, thử nghiệm.

Thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, hóa chất độc.

16

Thử nghiệm hoá môi trường, hoá thực phẩm, hàng tiêu dùng.

Tiếp xúc với bụi, hóa chất và dung môi hữu cơ độc hại, nồng độ cao như: H2SO4, HNO3, ASen, Axeton, Toluen, Benzen, Clo, Formaldhehyde...

17

Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu ở các kho bãi, hầm chứa hàng.

Công việc lưu động, ngoài trời, chịu ảnh hưởng của bụi bẩn, nóng, lạnh.

18

Làm công việc bức xạ trực tiếp, làm việc với các nguồn bức xạ khác có tỷ số hoạt độ phóng xạ nhỏ hơn 10.

Tiếp xúc trực tiếp với nguồn phóng xạ.

19

Thử nghiệm tương thích điện từ.

Tiếp xúc trực tiếp với điện từ trường.

 

Hệ thống đang xử lý. Vui lòng đợi!