Đang online: 18  |   Hôm qua: 1844  |   Lượt truy cập: 1734190
vi  en
Trang chủ > Chia sẻ > Trao đổi - Nghiên cứu
 028. 3505 4224
Trao đổi - Nghiên cứu

NHỮNG RỦI RO CHO NHÀ LÃNH ĐẠO TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC NHÌN TỪ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ

Nghiên cứu sinh, thạc sĩ Nguyễn Việt Khoa, Giám đốc trung tâm tư vấn và bồi dưỡng pháp luật kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Xưa nay ai cũng bảo rằng, người giữ vị trí quản lý- đại diện cho phần vốn của nhà nước với chức vụ chủ tịch hội đồng thành viên, hay vị trí điều hành với chức danh tổng giám đốc Tập đoàn hay tổng công ty là điều mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, những năm gần đây khi có hàng loạt các vị quản lý và điều hành của các tập đoàn rơi vào vòng lao lý như chủ tịch Phạm Thanh Bình, các cán bộ quản lý thuộc tập đoàn Vinasin, Chủ tịch tập đoàn EVN bị cho thôi chức và đang chờ xử lý, và mới đây là Nguyên chủ tịch tập đoàn hàng hải Việt Nam bị khởi tố khi đang giữ vị trí cục trưởng cục hàng hải thuộc Bộ giao thông vận tải, và có quyết định truy nã của cơ quan điều tra bộ công an hay kết luận thanh tra hàng loạt sai phạm các lãnh đạo tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2005-2011 đang chờ hướng xử lý;  thì lúc đó người ta tự hỏi rằng; giữ những vị trí này đã bọc lộ những rủi ro cho người lãnh đạo. Những sai phạm này đã được Thanh tra chính phủ, kết luận của Thủ tướng Chính phủ đã rõ ràng từ những vi cố ý làm trái của các vị lãnh đạo, quản lý điều hành các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, chúng tôi cho rằng còn những lý do khách quan là từ khía cạnh pháp lý, sự quản lý điều hành các tập đoàn, tổng công ty còn chồng chéo đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Chúng tôi cho rằng vấn đề này không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến  Với góc độ là một nhà chuyên môn, chúng tôi muốn ra những bàn luận liên quan đến khía cạnh pháp lý trong việc quản lý các tập đoàn và tổng công ty nhà nước hiện nay ở nước ta, qua đó đưa ra một số ý kiến về vấn đề này;

I.                   Khía cạnh pháp lý trong việc quản lý Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước;

Tiền thân của Tập đoàn, tổng công ty nhà nước là từ mô hình Tổng công

90, 91( Tổng công ty hoạt động theo Quyết định 90/91 của Thủ tướng Chính phủ, cũng trong thời gian này Luật Công ty(1990), Luật Doanh nghiệp tư nhân(1990) ra đời, đây cũng là nền tảng pháp lý cho các tổng công ty nhà nước hoạt động. Đến năm 1999, Luật Doanh nghiệp( 1999) ra đời quy định thống nhất mô hình doanh nghiệp cho tổ chức cá nhân. Năm 2003, Luật Doanh nghiệp nhà nước và đời và đây được xem là một đạo Luật tạo nền tảng pháp lý cho người quản lý điều hành các tổng công ty nhà nước. Tuy nhiên đến năm 2005, Khi luật Doanh nghiệp ra đời đã tạo một hành lang pháp lý cho mọi loại hình kinh doanh, vì vậy Luật Doanh nghiệp nhà nước được gia hạn 4 năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực(và trong 4 năm này được xem như là giai đoạn chuyển đổi tổng Công ty nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp). Từ ngày 01/07/2010, Luật Doanh nghiệp nhà nước đã chính thức chấm dứt hiệu lực trong đó các tổng công ty đã chuyển đổi thông qua hình thức cổ phần hóa như ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng công thương, tuy nhiên hầu hết các tổng công ty có quy mô lớn thì chuyển sang hoạt động dưới mô hình tập hay tổng công ty dưới dạng Công ty TNHH 1 thành viên theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, đồng thời chịu điều chỉnh của nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, quản lý, hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước.

          2. Tập đoàn kinh tế như một đứa con hư:

          Hơn 7 năm kể từ khi Luật Doanh nghiệp( 2005) có hiệu 01/07/2006 đưa ra mô hình tập đoàn kinh tế và chưa đầy 3 năm kể từ khi nghị định 101 thí điểm tập đoàn nhà nước có hiệu lực mà hầu hết khi Thanh tra nhà nước, tổng kiểm toán nhà nước, ủy ban kiểm tra các tập nhà nước đã phát hiện hàng loạt các sai phạm của các tập đoàn với số tiền lên đến hàng ngàn nghìn tỷ đồng, hàng chục nghìn và cá biệt hơn trăm tỷ đồng với vụ vinasin,vinaline, Đồng thời qua đó, hàng loạt các cán bộ phải rơi vào vòng lao lý. Chúng tôi cho rằng đây văn bản mà sau khi ban hành hậu quả pháp lý cực kỳ nghiêm trọng với những người quản lý, điều hành tập đoàn nhà nước. Rồi đây sẽ có bao nhiêu những người quản lý tập đoàn tổng công ty sẽ rơi vào vòng lao lý; số tiền thuế của nhân dân sẽ tiếp tục được sử dụng sai mục đích; trách nhiệm của ai trong vấn đề này;

          Về bản chất tập đoàn nhà nước; dưới mô hình Công ty Mẹ- Công ty con, theo đó, công ty Mẹ -Con, Theo điều 4 Nghị định 101/2009/NĐ-CP “ Tập đoàn kinh tế nhà nước thí điểm thành lập theo Nghị định này là nhóm công ty có quy mô lớn liên kết dưới hình thức công ty mẹ – công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.”Người quyết định thành lập tập đoàn kinh tế là Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở các tổng công ty, công ty nhà nước đủ điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.”

Việc quản lý các tập đoàn kinh tế thông qua công ty mẹ, mà hiện nay là mô hình Công ty TNHH 1 thành viên theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thông qua cơ quan đại diện cho chủ sở hữu là hội đồng thành viên do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện việc bổ nhiệm. Thực chất việc bổ niệm này chẳng khác với Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, được ví von như “ bình mới nhưng rượu củ”.

Một vấn đề đặt ra cơ quan nào thực hiện việc quản lý, giám sát các tập đoàn hiện nay mà việc sai phạm liên tiếp xãy ra, theo điều 40 Nghị định 101/2009/NĐ-CP thì việc quản lý tập đoàn hiện nay được giao cho rất nhiều cơ quan từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành như mà tập chung nhiều nhất là  Bộ Công thương, Bộ giao thông vận tải, và thêm các Bộ tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Nội vụ quản lý lĩnh vực mình phụ trách đối với các tập đoàn. Như vậy phải nói rằng so với vệ thống Doanh nghiệp dân doanh thì việc quản quản lý các tập đoàn do nhiều cơ quan phụ trách tuy nhiên vấn đề đặt ra tại sao lại có nhiều sai phạm đến khi thanh tra nhà nước thực hiện việc kiểm tra thì mới phát hiện; Trách nhiệm của những cơ quan này ra sao? Chúng tôi cho rằng, nếu tiếp tục duy trì cơ chế quản lý tập đoàn như hiện nay thì tiếp tục phanh phui hàng loạt các sai phạm các tập đoàn, hàng loạt cán bộ của chúng ta phải rơi vào vòng lao lý. Bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất, các cơ quan nhà nước như Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành, Bộ tài chính ...là cơ quan quản lý nhà nước nếu giao cho các cơ quan này thực hiện quyền của chủ sở hữu thì thực chất đây là hình quản lý “ vừa đá bóng vừa thổi còi”. Mà thực chất các ơ quan này lo thực hiện việc quản lý hành chính đã mất nhiều thời gian rồi, làm sao có thể quản lý hàng loạt các tập đoàn.

Thứ hai, Thực chất việc quản lý do nhiều cơ quan thực hiện nhưng các cơ quan này hầu như không thực hiện tốt vai trò kiểm tra giám sát các tập đoàn hiện này và cũng chính vì nhiều quan cơ cùng thực hiện sẽ dẫn tới tình trạng “ cha chung không ai khóc, nhiều Sảy không ai đóng của chừa”. Khi các tập đoàn xãy ra sai phạm thì hầu như các cơ quan này không hề đứng ra nhận trách nhiệm, bởi vì họ cho rằng đây không phải là trách nhiệm của họ.

Thứ ba, khi những người quản lý, điều hành các tập đoàn được giao quản lý với số tài sản rất lơn mà thiếu chế kiểm tra, giám sát vì việc sai phạm ắt sẽ xảy ra.  Chúng tôi cho rằng các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay như là: “ một đứa con có nhiều cha mẹ, được cha mẹ cho rất nhiều tiền nhưng không kiểm tra, giám sát thì ắt sẽ hư, mà khi đã hư rồi thỉ giải quyết kiểu nào cũng đau lòng hết”.

Thứ tư, mô hình các công ty với số lượng rất lớn, việc quản lý từ công ty Mẹ qua công ty con đều thông qua người đại diện vốn góp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định 101/2009/NĐ-CP về quản lý tập đoàn mối quan hệ giữa các công ty con với nhau dễ dẫn tới sự không minh bạch mà việc kiểm tra của Cơ quan quản lý điều hành tập đoàn thường không có hiệu quả.

Thứ năm, các tập đoàn kinh tế nhà nước phải đứng ra thực hiện theo chỉ đạo của các cơ quan hành chính nhà  nước như việc gánh vác trách nhiệm của Vinalines đối với Vinasin hay thực hiện hoạt hoạt động xã hội theo yêu cầu chung.

3. Một số đề xuất

Bản chất của vốn, tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, vì vậy nhân dân phải là người thực hiện quyền của mình theo hiến pháp 1992. Theo cơ chế hiện nay, việc thực hiện phải thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội. Vì vậy, chúng tôi cho rằng Quốc hội cần phải thực hiện quyền của người dân giao cho. Để hạn chế rủi ro cho người quản lý, điều hành các tập đoàn nhà nước và tông công ty, theo chúng tôi cần phải thực hiện các yêu cầu sau ;

Thứ nhất, Quốc hội cần nhanh chóng ban hàng văn bản Luật quản lý vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Quốc hội phải thực hiện quyền giám sát của mình thông qua các tập đoàn. Đối với việc đầu tư của các tập đoàn với khối tài sản lớn bắt buộc phải thông qua .

Thứ hai, không nên duy trì mô hình Công ty TNHH 1 thành viên đối với công ty mẹ, nên tách rõ ràng giữa chức năng đại diện vốn góp và chức năng quản lý hành chính nhà nước. Đồng thời,  nhanh chóng tiến hành Cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế nhà nước và chuyển việc quản lý nguồn về cho Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước(SCIC).  Không để cho các Bộ ngành tham gia vào hoạt động kiểm tra các tập đoàn kinh tế nhà nước như hiện nay.Những người quản lý điều hành tập đoàn sẽ chịu sự quản lý kiểm tra của đại hội đồng cổ đông, ban kiểm soát đối với công ty cổ phần.

Thứ ba, Những người quản lý, điều hành các tập đoàn hiện nay cần phải thận trọng khi lập hệ thống công ty thành viên, đặc biệt là không nên chạy theo xu hướng đầu tư ngoài ngành mình phụ trách. Cần phải thực hiện tốt vai trò kiểm tra giám sát các đơn vị thành viên.

 

Hệ thống đang xử lý. Vui lòng đợi!